Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của các loại vaccine

Vaccine có vai trò tăng khả năng miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Dựa vào các yếu tố: Cách hệ thống miễn dịch phản ứng với virus, đối tượng tiêm phòng, cách chế tạo vaccine mà mỗi loại được sản xuất sẽ có cơ chế hoạt động khác nhau.

Mời bạn cùng Khôi Nguyên tổng hợp thông tin và tìm hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của các loại vaccine thông qua bài viết dưới đây.

  1. Cơ chế hoạt động của Vaccine sống giảm độc lực

Đối với loại vaccine sống giảm độc lực, trong vaccine chứa các virus, vi khuẩn gây bệnh còn sống nhưng đã được nghiên cứu làm suy yếu và giảm độc lực so với ban đầu. Những vi sinh vật trong vaccine này sẽ đi vào cơ thể, kích hoạt phản ứng miễn dịch cho tới khi virus gây hại được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể.

Vaccine sống giảm độc lực có khả năng bảo vệ cơ thể trọn đời chỉ với 1-2 liều. Tuy nhiên những người có hệ miễn dịch bị tổn thương, mắc các bệnh mãn tính hoặc từng cấy ghép nội tạng thì không phù hợp để được tiêm vaccine này.

Dạng vaccine sống giảm độc lực quen thuộc thường được thấy như vaccine sởi, quai bị, rubella, vaccine thủy đậu, đậu mùa,…

Vaccine sởi – quai bị – rubella được bào chế dưới dạng vaccine sống giảm độc lực

  1. Vaccine bất hoạt là gì? Cơ chế hoạt động của vaccine bất hoạt

Các nhà khoa học khi nghiên cứu vaccine bất hoạt sẽ sử dụng hóa chất, nhiệt hoặc bức xạ để phá hủy chất di truyền của sinh vật gây bệnh. Đây là vaccine làm dừng chức năng của virus thay vì làm chúng suy yếu.

Vaccine ngừa viêm gan A theo cơ chế bất hoạt

Vaccine bất hoạt chỉ kích hoạt phản ứng miễn dịch qua trung gian kháng thể. Cũng vì lý do đó mà phản ứng này sẽ yếu và tồn tại trong thời gian ngắn hơn so với khi tiêm vaccine sống giảm động lực.

Người được tiêm cần tiêm nhắc lại 2-3 liều hoặc dùng cùng chất bổ trợ kích thích hệ miễn dịch, ngay cả người bị tổn thương miễn dịch cũng có thể sử dụng.

Một số vaccine bất hoạt tiêu biểu: Vaccine ngừa viêm gan A, cúm, bại liệt,…

  1. Vaccine dùng virus trung gia

Trong quá trình nghiên cứu và tạo ra vaccine sử dụng virus trung gian, người chế tạo sẽ đưa một thành phần cụ thể của virus gây bệnh vào trong cấu trúc của một con virus an toàn.

Lúc này protein sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Vaccine AstraZeneca hay Ebola là những ví dụ điển hình dùng virus trung gian. Ở giai đoạn hiện tại đây đồng thời cũng là biện pháp phòng ngừa Covid-19 hiệu quả được áp dụng rộng rãi.

  1. Vaccine tiểu đơn vị – cơ chế hoạt động

Đúng với cái tên tiểu đơn vị, loại vaccine này chỉ lựa chọn đặc biệt các mảnh tinh khiết mang sẵn khả năng kích thích tế bào miễn dịch từ những mầm bệnh này để đưa vào cơ thể. Các tiểu đơn vị có thể là protein hoặc đường (polysaccharide).

Loại vaccine này thường được điều chế để phòng ngừa các bệnh cho trẻ em như vaccine ho gà, bạch hầu, uốn ván,… Bên cạnh đó còn có một số vaccine như ngừa viêm gan B, zona, bệnh do HPV,… cũng được hoạt động theo cơ chế vaccine tiểu đơn vị.

  1. Cơ chế hoạt động của vaccine giải độc tố

Không phải tất cả các loại virus, vi khuẩn đều là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Mà có thể trong quá trình phát triển các độc tố chúng sản sinh ra mới là điều tác động trực tiếp đến sức khỏe. Lượng độc tố trực tiếp đi vào máu và khiến phát triệu chứng bệnh. Cơ chế hoạt động của vaccine giải độc tố theo nguyên tắc: Thay vì chống lại toàn bộ vi sinh vật, cơ thể sẽ kích hoạt các phản ứng miễn dịch đặc hiệu để chống lại các độc tố nguy hiểm.

Vaccine ngừa bạch hầu là một trong số các loại thuộc nhóm vaccine giải độc tố

  1. Vaccine axit nucleic

Vaccine axit nucleic chỉ sử dụng chất liệu di truyền từ virus hoặc vi khuẩn để kích thích đáp ứng miễn dịch chống lại chúng.

Các chất liệu di truyền được sử dụng là DNA và mRNA của vi sinh vật.

Vaccine loại này sẽ cung cấp các hướng dẫn để giúp tế bào cơ thể người tạo ra protein cụ thể (tương tự protein của mầm bệnh) mà hệ thống miễn dịch có thể nhận ra và đáp ứng.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu được cơ chế hoạt động của các loại vaccine.

Chúc các bạn có một mùa lễ tết sức khỏe, an toàn và ý nghĩa.

Thông tin tham khảo: HHS, Healthline

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *